Nguyên nhân gây bệnh tay chân lạnh?

Khi mắc bệnh, nhiều người thường cảm thấy tay chân lạnh ngắt, các đầu ngón chân ngón tay bị tê buốt như có kim châm… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là

Khí huyết lưu thông kém: Nhiệt độ thấp khiến hệ tuần hoàn của cơ thể gặp trục trặc, các thành mạch co lại khiến quá trình lưu thông máu không ổn định, dễ bị nghẽn mạch nên tay chân không được cung cấp máu đầy đủ trở nên nhợt nhạt, lạnh buốt.

Người bị thiếu máu do lượng hồng cầu trong máu thấp thường rất dễ bị mắc chứng tay chân lạnh khiến gan bàn tay, bàn chân lúc nào cũng lạnh ngắt bất kể nhiệt độ.

Phụ nữ thường có sự thay đổi các hormone (sinh sản) mạnh mẽ hơn nam giới. Đặc biệt là trong kỳhành kinh, nữ giới thường bị mất một lượng máu không nhỏ nên dễ khiến nhiệt độ cơ thể bị giảm và mắc chứng tay chân lạnh.

Thiếu vitamin B12 có thể khiến người bệnh cảm giác bị châm chích ở đầu ngón tay chân và lạnh buốt.

Trường hợp tuyến giáp hoạt động kém, nhiều người có thể bị tay chân lạnh kèm theo suy giảm trí nhớ và rụng khá nhiều tóc.

Các bệnh lý về tim mạch như viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, huyết áp hay bệnh đái tháo đường cũng kèm theo triệu chứng tay chân lạnh.

Các vấn đề tâm lý như stress, lo lắng, căng thẳng; chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu chất, hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều cũng dễ mắc bệnh tay chân lạnh.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân lạnh?
Nguyên nhân gây bệnh tay chân lạnh?


Chữa bệnh tay chân lạnh với thuốc Đông y

Đông y cho rằng, chứng tay chân lạnh là do kinh mạch bị ứ trệ khiến khí huyết lưu thông kém, vì vậy mà gây ra cảm giác lạnh buốt, tê mỏi ở tay chân hoặc đôi khi kèm theo những cơn đau nhức xương khớp. Để chữa chứng bệnh này, Đông y áp dụng một số bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: tơ hồng xanh 16g, sơn thù 16g, cẩu tích 16g, phòng sâm 12g, tất bát 12g, liên nhục 12g, tần giao 12g, đương quy 12g, ngải diệp (khô) 12g, trạch tả 12g, chích thảo 12g, thục địa 10g, tế tân 10g, lương khương 10g, dâm dương hoắc 10g, hoàng kỳ 10g, phụ tử 6g, sinh khương 4g.

Chia bài thuốc thành 3 phần, mỗi ngày sắc uống 3 lần. Uống từ 10-13 ngày sẽ bồi bổ thận dương, trị chứng tay chân lạnh hiệu quả.

Bài thuốc 2: hoài sơn 16g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, củ đinh lăng 16g, liên nhục 16g, trần bì 12g, chích thảo 12g, ngũ gia bì 12g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, đương quy 12g, thần khúc 10g, sa nhân 10g, hậu phác 10g, quế chi 8g, đại táo 6 quả, sinh khương 4g.

Chia bài thuốc thành 3 phần, mỗi ngày sắc uống 3 lần. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ dương, chữa chứng lạnh tay chân rất tốt.

Một số bài thuốc ngâm chân tay theo dân gian

Bài 1: Ngải cứu

Lấy khoảng 30-50gam ngải cứu tươi đun sôi với 1/2 nồi nước khoảng 10 phút. Sau đó pha thêm nước vào cho nhiệt độ giảm còn khoảng 40 độ thì cho thêm muối vào khuấy đều rồi ngâm tay chân 15-20 phút. Bài thuốc ngâm này có tác dụng trừ lạnh, tăng cường dương khí, không chỉ dùng cho người bị tay chân lạnh mà còn hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp rất tốt.

Bài 2: Gừng tươi

Đem 20-30gam gừng tươi đập dập rồi cho vào đun sôi trong 10 phút với 1/2 nồi nước, nhớ đậy nắp kín để tránh bay hơi một số chất trong gừng. Pha thêm nước lạnh và muối vào nước gừng để cho nhiệt độ còn khoảng 40 độ thì ngâm tay chân. Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt, từ đó giải trừ chứng tay chân lạnh hiệu quả.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phẫu thuật bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Trật khớp vai có dấu hiệu gì nhận biết?